12 phút đọc
Nến thơm là một trong những liệu pháp mùi hương chữa lành giúp cân bằng cảm xúc, thư giãn tinh thần. Đây cũng là món quà thơm tinh tế gửi tặng đến những người yêu thương. Do đó tự làm những cốc nến thơm có mùi hương yêu thích là trải nghiệm vô cùng lý thú. Trong bài viết dưới đây, Chilling sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm nến thơm tại nhà đơn giản và dễ thực hiện cho người mới bắt đầu.
Mục lục
Làm nến thơm tại nhà không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn là một trải nghiệm vô cùng thú vị mang đến nhiều lợi ích về mặt tinh thần cho bạn:
Tự làm nến thơm tại nhà mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tinh thần và cả tài chính của bạn. Cùng Chilling bắt tay tự làm những hũ nến thơm hợp gu và cảm nhận sự khác biệt nhé!
Hiện này trên thị trường có 5 loại sáp nến thơm phổ biến là sáp parafin, sáp đậu nành, sáp cọ, sáp ong, sáp gel. Cụ thể:
Sáp paraffin (Paraffin Wax) ở dạng rắn, màu trắng đặc trưng, không màu, không vị có cấu trúc tinh thể tương đối rõ ràng. Sáp parafin dễ hòa tan với hóa chất mùi hương, dễ nhuộm màu và tỏa hương nồng. Ngoài ra ưu điểm là sẵn có, dễ tìm, giá cả phải chăng. Do đó, sáp parafin thường được sử dụng khi làm nến nhất. Tuy nhiên, khi đốt hũ nến thơm làm từ sáp parafin, lượng bồ hóng (bụi mịn có các cacbon không tinh khiết) được thải ra của nó luôn nhiều hơn các loại nến khác. Hũ nến thơm dễ bị ám khói đen và không tốt cho sức khỏe. Bạn nên hạn chế sử dụng loại nến này hoặc chỉ dùng làm vật trang trí.
Sáp ong là một loại sáp hoàn toàn từ tự nhiên. Sáp ong được thu hoạch bằng việc lấy tổ ong và bỏ đi lớp màng ở bên ngoài. Nến làm từ sáp ong tự nhiên không cần nhuộm màu và tẩm hương liệu thơm, khi đốt có mùi mật ong nhẹ nhàng, ánh nến sáng vàng ấm giúp làm sạch không khí.
Sáp đậu nành được làm bằng dầu đậu nành đã đông cứng ở nhiệt độ phòng (hydro hóa) Vì thế, sáp không chứa các chất gây ô nhiễm môi trường, không tạo ra petrol carbon. Đây là loại sáp lý tưởng khi làm nến hộp, nến thơm phòng.
Sáp cọ được tạo ra từ việc tách axit béo từ dầu cọ dưới nhiệt độ và áp suất cao. Đây là sáp có thành phần 100% từ tự nhiên, có thể phân hủy sinh học nên rất thân thiện với môi trường.
Sáp gel mới xuất hiện nhưng cũng dần trở nên phổ biến trong công nghệ sản xuất nến thơm. Nó được làm từ dầu khoáng và nhựa polyme do đó việc nhuộm màu loại sáp này cũng thuận tiện hơn.
Chi tiết ưu – nhược điểm của từng loại sáp nến, bạn có thể đọc thêm TẠI ĐÂY. Sáp nến có thể được mua ở các cửa hàng bán vật liệu làm nến hoặc các shop online. Chilling mách nhỏ, nếu bạn muốn làm nến thơm với mùi hương tự nhiên có thể chọn sử dụng nến sáp đậu nành hoặc sáp ong.
Tinh dầu thơm được sử dụng để tạo mùi hương cho nến. Bạn có thể sử dụng các loại dầu thơm tự nhiên như dầu hoa hồng, dầu cam, dầu tràm, dầu oải hương hay dầu bạc hà theo sở thích của mình.
Các loại bấc nến phổ biến thường làm nến thơm là bấc nến cotton, bấc nến gỗ, bấc nến chì. Trong 3 loại bấc trên, bấc cotton được coi là lựa chọn tối ưu nhất để sản xuất nến thơm do có giá thành hợp lý nhất, đơn giản về gia công. Bấc gỗ đắt tiền nên thường chỉ được sử dụng trong các loại nến cao cấp. Ngược lại bấc chì bị hạn chế sử dụng do có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nên thường chỉ được sử dụng trong các loại nến rẻ tiền.
Có thể bạn quan tâm: So sánh bấc nến cotton và bấc nến gỗ
Nếu bạn muốn tạo màu cho nến, bạn có thể sử dụng các loại màu nến, màu thực phẩm hoặc các loại bột màu tự nhiên như bột củ cải đỏ, bột cà rốt, bột cà chua.
Nếu bạn muốn thêm hương thơm tự nhiên cho nến, bạn có thể sử dụng các loại lá cây, hoa, trái cây hoặc gia vị như quế, hạt nhục đậu khấu, hạt tiêu, hạt điều.
Bước 1: Chuẩn bị khu vực để thực hiện nấu sáp
Bạn nên chọn một khu vực thoáng để bắt đầu công việc của mình. Hãy chuẩn bị thêm một chiếc khăn ẩm, một số tờ báo để lót xuống sàn để đảm bảo vệ sinh và an toàn.
Bước 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ
Bước 3: Đun nến sáp chảy
Ở step này bạn cần nắm được nhiệt độ nóng chảy của các loại sáp nến, trong đó Sáp Paraffin nhiệt độ nóng chảy của sáp paraffin khoảng từ 46 đến 68 độ C. Sáp đậu nành khoảng từ 45 đến 50 độ C. Sáp cọ khoảng từ 40 đến 50 độ C. Sáp ong khoảng từ 62 đến 64 độ C. Sáp gel khoảng từ 82 đến 93 độ C.
Lưu ý rằng nhiệt độ nóng chảy có thể thay đổi tùy thuộc vào chất lượng của sáp và điều kiện môi trường nơi bạn đang làm nến. Bạn cần kiểm tra nhiệt độ nóng chảy của sáp trước khi bắt đầu thực hiện quy trình làm nến để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả.
Bước 4: Thêm tinh dầu thơm
Bước 5: Đổ nến vào hũ (đúc sáp)
Ở step này, bạn đặt bấc nén vào giữa khuôn (lọ thủy tinh, lọ gốm, lọ kim loại có tính chịu nhiệt với hình dáng theo sở thích). Lưu ý để bấc nến cách đáy của lọ nến khoảng 2cm. Quấn đầu còn lại với bút chì và gác qua thành lọ, đảm bảo bấc treo thẳng vào tâm khuôn
Bước 6: Phun dầu thơm lên bề mặt nến
Bước 7: Cắm nến và sử dụng
Mách bạn 5 tips đốt nến thơm đúng cách giữ trọn hương không thể bỏ qua
Chú ý: Khi làm nến thơm, cần đảm bảo an toàn trong quá trình đun nến sáp và sử dụng các thiết bị bảo vệ như kính bảo hộ, găng tay và khẩu trang.
Với những nguyên liệu làm nến thơm handmade đa dạng và các bước làm đơn giản, Chilling hy vọng bạn sẽ có thành phẩm ưng ý nhất trong lần làm đầu tiên. Chúc bạn thành công!
GỢI Ý MỘT SỐ MẪU NẾN THƠM VỚI NHŨNG NOTES HƯƠNG CHIỀU LÒNG BẤT CỨ AI