Inner Child là gì? 7 cách chữa lành đứa trẻ bên trong bạn

Inner Child là gì? 7 cách chữa lành đứa trẻ bên trong bạn

Trong hình hài của một người trưởng thành, mỗi chúng ta đều mang trong mình một “đứa trẻ" chất chứa những tổn thương cần được lắng nghe, quan tâm và chữa lành. Đứa trẻ mà đã từng là và vẫn đang tồn tại trong mỗi chúng ta. Chỉ là, những nỗi lo, trách nhiệm ngày một lớn làm chúng ta lãng quên đi đứa trẻ bên trong. Cùng Chilling tìm hiểu Inner Child là gì và 7 cách chữa lành đứa trẻ bên trong bạn qua bài viết sau.

Đứa trẻ bên trong (Inner Child) là gì?

Inner Child hay còn được gọi là đứa trẻ nội tâm, đứa trẻ bên trong mỗi chúng ta. Là nơi lưu giữ những ký ức, những trải nghiệm và những cảm xúc của chúng ta đã trải qua trong thời thơ ấu đến trước tuổi dậy thì. Đây cũng chính là nền tảng tạo nên nhận thức, cách suy nghĩ, cá tính và bản ngã của mỗi cá nhân trong hiện tại.

Dù ở bất kỳ tên gọi nào, đơn giản hơn hết Inner Child chính là bản ngã, cái tôi đích thực của bản thân chúng ta. Phần nội tâm này chính là phần sôi nổi, phần tràn đầy sức sống, phần làm thứ mình yêu thích để thoả mãn nhu cầu sâu thẳm trong mỗi người.

Đứa trẻ bên trong bạn là gì?

Tuy nhiên, đứa trẻ nội tâm này có thể phải trải qua một thời tuổi thơ không hạnh phúc, hay quãng thời gian trên ghế nhà trường nhiều lo âu, cạnh tranh và sau khi trưởng thành, môi trường công việc lại chỉ xuất hiện nhiều ức chế và áp lực hơn.

Toàn bộ những sự kiện xảy ra như vậy đều để lại một chấn thương tâm lý dù lớn hay nhỏ đến “đứa trẻ” trong tâm hồn sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển lành mạnh sâu thẳm trong mỗi chúng ta.

Và thay vì được thoải mái làm những thứ mình thích, được thể hiện bản ngã, được thể hiện cái tôi thì chúng ta tìm cách né tránh, chạy trốn hoặc thu mình vào một vỏ bọc an toàn tự tạo ra. Có những Inner Children thực sự đã bị tổn thương nghiêm trọng nên phải lẩn trốn thật sâu vào khu vực vô thức của tâm trí.

Vậy nên, dù đã trưởng thành (về mặt thể chất và suy nghĩ) nhưng đứa trẻ bên trong mỗi người chúng ta vẫn luôn ở đó, có thể vui tươi hồn nhiên hạnh phúc, hay thường đau buồn mặc cảm với những tổn thương và vẫn chờ đợi để được xoa dịu hoặc chữa lành.

Những nguyên nhân khiến đứa trẻ bên trong bị tổn thương cần được chữa lành

Bất cứ ai sinh ra đều mong muốn được lớn lên, được bao bọc trong tình yêu thương, nhận được sự chăm sóc, quan tâm và công nhận của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng được may mắn như thế! Thực tế, có những hoàn cảnh từ nhỏ đã bị đối xử tệ bạc, bị bỏ rơi, gặp những biến cố đâu buồn…. Đó là những nguyên nhân gây nên những tổn thương cho đứa trẻ và những kí ức đó sẽ đi theo đến suốt cuộc đời.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến và thường gặp khiến đứa trẻ bên trong bị tổn thương:

  • Tuổi thơ thường xuyên bị bạo hành, ngược đãi về thân thể lẫn tinh thần
  • Là nạn nhân của bạo lực học đường, gia đình
  • Từng bị lăng mạ, sỉ nhục, chê bai, trách mắng, so sánh với nhiều người
  • Sống trong gia đình thiếu vắng tình thương, cha mẹ thường xuyên bất hòa, mâu thuẫn hoặc ly hôn
  • Bị đối xử bất công, không nhận được sự công bằng, luôn bị khinh thường
  • Bị bỏ rơi, thiếu vắng tình yêu thương, không được quan tâm, chăm sóc
  • Do sự ảnh hưởng từ những lời nói tiêu cực, mang tính chất sát thương
  • Được dạy dỗ một cách nghiêm khắc, độc đoán, cực đoan
  • Đã từng bị phản bội trong quá khứ, mất niềm tin

Nguyên nhân khiến đứa trẻ bên trong bị tổn thương

Những dấu hiệu của đứa trẻ bên trong bị tổn thương

  • Bạn cảm thấy có gì đó không ổn với chính bản thân mình
  • Bạn cảm thấy lo lắng bất cứ khi nào làm điều gì đó mới mẻ
  • Bạn có xu hướng làm hài lòng mọi người và có xu hướng tìm đến người khác để được giúp đỡ khi phải đưa ra các quyết định lớn của cá nhân
  • Bạn luôn muốn che giấu cảm xúc của mình, thấy xấu hổ khi bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ như: buồn bã, khóc lóc, tức giận
  • Bạn cảm thấy giá trị của mình gắn liền với năng suất làm việc hoặc thành công của bạn. Nếu cậu không phải là người giỏi nhất, cậu là người tồi tệ nhất
  • Bạn liên tục chỉ trích bản thân vì những thiếu sót
  • Bạn phản ứng mạnh mẽ với những lời chỉ trích nhẹ nhàng, có thể bằng cách đóng cửa, phá vỡ hoặc nổi khùng lên
  • Bạn xấu hổ, tự ti về cơ thể của mình
  • Bạn rằng buộc trách nhiệm với người khác hơn bản thân mình
  • Bạn sợ hãi bị bỏ rơi, thường làm bất cứ điều gì để níu kéo mối quan hệ
  • Bạn không tin tưởng vào bản thân hay bất cứ người nào khác
  • Bạn cảm thấy khó khăn khi thiết lập mối quan hệ lành mạnh, gần gũi với bố mẹ hoặc trong các mối quan hệ tình cảm
  • Bạn gặp khó khăn khi nói lời từ chối, thường nói đồng ý khi trong lòng cảm thấy không thoải mái. Cậu có xu hướng tránh xung đột bằng mọi giá

Những dấu hiệu của đứa trẻ bên trong bị tổn thương

Theo các nghiên cứu, tùy vào nguyên nhân tổn thương của đứa trẻ mà mỗi chúng ta sẽ có những biểu hiện khác nhau. Tuy vậy, hầu những bạn từng gặp tổn thương trong quá khứ đều có những hành động, suy nghĩ, cảm xúc khác lạ khi trưởng thành.

Vì sao cần chữa lành đứa trẻ bên trong chúng ta? 

Những tổn thương chưa từng được giải phóng, những căng thẳng chưa một lần được xoa dịu, những nỗi đau chưa một lần được vỗ về… bị dồn ứ và tạo thành trạng thái bất ổn tinh thần mãi về sau. Những nỗi đau cũ, mới chồng chéo lên nhau, liệu bạn có thể chống đỡ nổi! Bởi việc cố gắng che giấu nỗi đau không thể làm lành được những tổn thương trong quá khứ.

Những nỗi đau không được giải tỏa được ví như “mưng mủ như một thương sâu chỉ được băng lại bằng một miếng gạc mà không qua khử trùng hay làm sạch, sự yếu đuối bị vùi sâu tận đáy lòng luôn nhăm nhe trỗi dậy một lần nữa". Do vậy, bạn cần phải chữa lành, vỗ về đứa trẻ bên trong mình.

Đó là quá trình quay trở về trạng thái của sự tĩnh lẵng để quan sát những cảm xúc đang diễn ra trong mình, việc này là nhằm mục đích giúp ta gọi tên được nỗi đau để can đảm đối mặt và vượt qua chúng. Bạn sẽ dũng cảm trọn vẹn đi qua những trải nghiệm cảm xúc đó.

Trái đủ chín thì rụng, bản ngã đủ chín thì buông. Chấp nhận nó mà không phán xét, để nó diễn ra trong ta và từ đó buông bỏ nó. Từ đó, bạn sẽ học được cách tôn trọng, yêu thương bản thân và sống tích cực hơn.

Yêu thương bản thân

Làm cách nào để chữa lành đứa trẻ bên trong

Hành trình chữa lành được so sánh như việc chúng ta bóc hành tây. Để có thể bóc tách sâu vào bên trong, buộc lòng bạn cần bắt đầu bằng lớp vỏ ngoài cùng và quá trình đó sẽ khiến nước mắt rơi. Và mỗi người chúng ta đều có những hành trình khác nhau, con đường đi và trải nghiệm của mỗi người hoàn toàn khác nhau nên không có một khuôn mẫu nào nhất định. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể xoa dịu, vỗ về và bắt đầu hành trình chữa lành đứa trẻ bên trong.

Yêu thương bản thân nhiều hơn

Có ai đó từng nói" “Bạn có thể có một cơ thể trưởng thành hơn và nhiều kinh nghiệm sống hơn nhưng bạn vẫn quý giá như vậy, như cách tôi đã từng được thương yêu. Yêu bản thân như thể bạn là điều quý giá nhất trên thế giới này. Bởi vì bạn luôn là như vậy.” Vậy nên, điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là học cách yêu thương bản thân mình, trong cả suy nghĩ và hành động.

Học cách tha thứ và biết ơn

Để hàn gắn những vết thương lòng của một đứa trẻ mỗi người đều phải kiên nhẫn, bao dung, tha thứ và biết ơn để lắng nghe tâm tư của đứa trẻ bên trong mình.

Chấp nhận và đối diện cảm xúc

Việc từ chối những tổn thương làm con người chìm đắm trong nỗi buồn và mãi chỉ muốn chạy trốn nó. Hãy học cách chấp nhận và quan sát cảm nhận của mình trước khi phán xét.

Trò chuyện với đứa trẻ trong vô thức

Trò chuyện với đứa trẻ bên trong để kết nối với nguyên nhân gây ra nỗi ám ảnh, bằng cách viết nhật ký để tâm sự với chính mình, giải tỏa những niềm đau và năng lượng tiêu cực.

Thiền định 

Thiền định giúp tâm trí tĩnh lặng, bình an và sống trong những ký ức ấy. Đặc biệt trong quá trình thiền định, bạn nên kết hợp với liệu pháp mùi hương chữa lành như đốt Palo Santo (gỗ trắc xanh), Sage (xô thơm) để xoa dịu tâm trí, đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng. Thanh lọc (smudging) để làm sạch dọn đi năng lượng trì trệ và mời gọi đến sự phát triển, nguồn cảm hứng, sự chữa lành.

  • Palo Santo: Được mệnh danh là gỗ của những vị Thánh, Palo Santo có mùi hương dịu ngọt, ấm áp mang đến sự bình yên và thanh thản, đưa tâm trí về trạng thái cân bằng và tích cực nhất.

  • Sage: Khả năng thanh tẩy và chữa lành (cơ thể, tinh thần) của xô thơm (Sage) đã khiến nhiều người ngạc nhiên. Ẩn trong bó lá xô thơm hóa ra là một sứ mệnh lớn lao: định hướng tinh thần, cân bằng năng lượng. Đốt một bó xô thơm là một trong những cách nhanh và đơn giản nhất để làm sạch những mảnh vụn của cảm xúc tiêu cực, chữa lành tinh thần. Dưới đây là 8 loại Sage (xô thơm) phổ biến thường được sử dụng trong hành trình chữa lành, kết nối với bản ngã.

Xô thơm trắng: Bảo vệ, ban phước & khai thông

Xô huyết rồng: Hút may mắn, mở cơ hội

Xô thơm xanh: Chiêu tài lộc, hút may mắn

Xô thơm trắng & Chakra: Tái tạo luân xa và thu hút năng lượng từ vũ trụ

Xô thơm trắng & Yerba Santa: Nuôi dưỡng tình yêu bản thân, làm chủ hạnh phúc

Xô thơm trắng & hương thảo: Thịnh vượng cho 1 khởi đầu mới

Xô thơm trắng & Oregano: Kết nối rung động tình yêu mãnh liệt

Xô động lực (Xô huyết rồng mix hoa California): Tăng sức mạnh ý chí theo đuổi đam mê

Gỗ thánh Palo Santo và Sage sở hữu nguồn năng lượng chữa lành, giúp xoa dịu đứa trẻ trong bạn, lấp đầy những tổn thương bên trong và sống an nhiên hơn.

Cho phép bản thân làm những việc mình thích khi còn nhỏ

Thử làm những điều ngày bé bạn thích làm mà chưa được làm hoặc chưa có cơ hội làm. Một điều gì đó mới mà bạn vẫn muốn thử nhưng vì một lý do gì đó, mình chưa làm được…

Đọc sách

Đọc sách không chỉ giúp bạn thư giãn hay tăng thêm kiến thức sống mà còn giúp bạn hiểu hơn về chính con người của bạn. Những cuốn sách chữa lành giúp bạn hiểu hơn về đứa trẻ bị tổn thương bên trong của mình, thấu hiểu bản thân và có giải pháp điều chỉnh phù hợp với cuộc sống hiện tại.

Tham khảo ngay: Sách hay chữa lành tâm hồn để hạnh phúc hơn giữa bộn bề cuộc sống 

Tạm kết 

Hành trình chữa lành là sự kết nối giữa thực tại với đứa trẻ bên trong bạn, học cách chấp nhận những tổn thương, bao dung hơn cho những cảm xúc ấy để trưởng thành hơn. Hãy quay vào bên trong trò chuyện, lắng nghe và ôm đứa trẻ ấy thật nhiều bạn nhé. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình chữa lành đứa trẻ bên trong.

BỎ TÚI NHỮNG HŨ NẾN THƠM ĐỂ ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN TRÊN HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH

Trang chủ

Chat Tư vấn

Gọi điện

0

Giỏ hàng