Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết đón Tài Lộc Thịnh Vượng cả năm

Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết đón Tài Lộc Thịnh Vượng cả năm

Người xưa có câu “Ẩm thủy đương tư tuyền nguyên đầu, thực mễ đang tư nông canh khổ, hữu tiền đang tư vô tiền thời, kiện khang đang tư phụ mẫu ân", tức khi uống nước thì phải nhớ đầu nguồn suối, ăn cơm phải nhớ lúc cày cấy vất vả, giàu có phải nhớ lúc nghèo khổ, khỏe mạnh phải nhớ đến ân đức của cha mẹ. Trong đó bàn thờ tổ tiên là nơi để thể hiện lòng tri ân uống nước nhớ nguồn tới tiền nhân, tổ tiên. Vì vậy, lau dọn bàn thờ vào những ngày lễ Tết hoặc ngày đặc biệt trong năm là điều rất quan trọng. Trong bài viết dưới đây, The Chilling Home sẽ chia sẻ cách lau dọn bàn thờ ngày Tết đón tài lộc thịnh vượng, gia đạo bình an cả năm.

Tại sao cần lau dọn bàn thờ ngày Tết?

Năm hết Tết đến là thời điểm quan trọng, đánh dấu chặng đường mới của gia đình cho nên bàn thờ ngày Tết cũng trở nên đặc biệt. Việc lau dọn bàn thờ là một phong tục truyền thống trong văn hóa Việt Nam thể hiện lòng tôn kính của con cháu với tổ tiên và tạo sự linh thiêng trong khoảng thời gian chuyển giao năm mới năm cũ.

Việc lau dọn bàn thờ cũng thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sạch sẽ và tươi mới cho ngày Tết. Tạo không gian tốt thuận lợi để cúng dường, khai thông và thu hút năng lượng tích cực, gửi gắm mong cầu năm mới an lành may mắn.

Ngày Tết, đứng trước bàn thờ tổ tiên được lau dọn sạch sẽ trong làn khói mờ ảo của trầm, của hương, của Sage và Palo Santo thẳm sâu trong tâm thức tất cả thành viên trong gia đình cũng hướng về cội nguồn, tâm linh.

Bàn thờ được lau dọn sạch sẽ cũng là hình thức tâm linh kính mời tổ tiên và những người đã khuất cùng đắng thần linh về cung phụng trong những này Tết. Cầu mong năm mới tràn đầy hy vọng, hạnh phúc và thành công.

Khi nào nên lau dọn bàn thờ ngày Tết?

Lau dọn bàn thờ hay còn được gọi là lễ bao sái để bày tỏ lòng thành tâm, hiếu nghĩa và tri ân đối với người thân đã mất. Do đó có thể được làm bất cứ khi nào bạn thấy bàn thờ chưa được trang nghiêm, thanh tịnh.

Trong đó, cứ mỗi dịp Tết đến các gia đình thường lau dọn bàn thờ chu toàn hơn. Thời điểm báo sái là ngày 23 tháng Chạp Tết ông Công, ông Táo. Theo quan niệm của phương Đông, đây là thời điểm “thần linh đi vắng". Vậy nên, gia chủ tranh thủ sửa sang, bài trí nơi thờ tự để đón tết sẽ không làm mạo phạm đến các vị bề trên. Tuyệt đối phải dọn dẹp bàn thờ ngày Tết trước đêm giao thừa.

Thời gian dọn dẹp tốt nhất trong ngày nên bắt đầu từ lúc 6 giờ sáng đến 11 giờ 55 phút trưa hoặc từ 1 giờ chiều đến 5 giờ 55 phút tối.

Vậy lau dọn bàn thờ Tết Giáp Thìn 2024 ngày giờ nào tốt? Từ ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão (23 Tết – Đưa Ông Táo về trời) tức thứ 6 ngày 02/02/2024 thì gia đình bạn nên tiến hành lau dọn bàn thờ ngày Tết. Việc dọn dẹp bàn thờ gia tiên nên được hoàn tất trước 12h00 đêm 30 Tết.

Ai là người sẽ lau dọn bàn thờ ngày Tết?

Người lau bàn thờ ngày Tết thường là người lớn trong gia đình, thường là bố mẹ hoặc người già. Đôi khi cũng có thể là người con chăm sóc cho bàn thờ nếu họ đã lớn và có trách nhiệm trong gia đình.

Tuyệt đối không dọn dẹp bàn thờ ngày tết trong thời gian bị thương, gặp vấn đề về sức khỏe hoặc phụ nữ trong kỳ hành kinh hoặc khi thân thể không sạch sẽ, tươm tất.

Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết đón Thịnh Vượng cả năm và những lưu ý quan trọng

Trước khi lau dọn bàn thờ ngày Tết

  • Tắm sửa sạch sẽ và thanh lọc không gian sống

Trước khi lau dọn bàn thờ, gia chủ cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉn chu, tránh để người dơ bẩn, luộm thuộm như vậy là không tỏ rõ thành ý.

Ngoài ra, trước khi báo sái, cần thanh lọc tẩy uế nhà cửa sạch sẽ với Sage và Palo Santo. Đây là liệu pháp hương thơm ướp mùi cho tâm trí, gột rửa năng lượng tiêu cực và làm đầy năng lượng tích cực. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố lửa và khí giúp điều chỉnh các giác quan, nâng cao tần số rung động trong những ngày Tết.

Trong đó gỗ trắc xanh Palo Santo còn được mệnh danh là “bậc thầy thanh tẩy". Khi đốt, gỗ trắc xanh tỏa hương mộc mạc, thơm ngọt tự nhiên. Để làm thanh sạch không gian trước khi lau dọn bàn thờ, tạo điều kiện đón vượng khí vào nhà, bạn có thể tiến hành đốt Palo Santo. Khói và hương sẽ lan tỏa, làm đầy năng lượng tích cực khắp không gian sống.

 

Còn khói Sage (xô thơm) được tin rằng sẽ giúp kết nối với tổ tiên. Mùi hương nồng the mát của xô thơm còn thanh tẩy năng lượng xấu trong phòng, trong nhà và cả trong tâm. Do đó, trước khi lau dọn bàn thờ ngày Tết nên thực hiện nghi lễ thanh tẩy với Sage & Palo Santo:

  • Chuẩn bị đầy đủ vật dụng 

Bạn cần chuẩn bị khăn sạch, vật dụng lau dọn sạch dùng riêng cho bàn thờ. Chuẩn bị rượu trắng pha loãng với nước và gừng để lau dọn bàn thờ. Nếu nhà nào có tượng phật, ảnh phật thì không nên dùng rượu lau dọn mà chỉ nên dùng nước ấm để làm sạch.

  • Thắp hương thông báo gia tiên

Trước khi dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, việc đầu tiên cần làm là chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên và thắp nén hương thông báo. Xin phép tổ tiên cho phép bao sái, xin tổ tiên lánh sang một bên để dọn dẹp. Sau đó, đợi hương tàn rồi dọn dẹp.

Lau dọn bàn thờ ngày Tết 

Bước 1: Lau dọn đồ thờ tự 

  • Hạ đồ muốn lay dọn xuống. Để ngay ngắn bài bị, đồ thờ cúng trên bàn, không để lung tung.
  • Không hạ hoặc di chuyển bát hương
  • Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng để lau dọn đồ thờ
  • Dùng khăn khô lau lại, xếp ngay ngắn và trang nguyên

*Lưu ý: Không lau vật dụng trực tiếp trên bàn thờ.

Bước 2: Hóa chân hương và lau dọn bát hương 

  • Rửa tay bằng rượu gừng dùng một tay giữ bát hương để tránh bị xê dịch
  • Dùng khăn sạch hoặc chổi kho để quét dọn, lau chùi bụi trên miệng và xung quanh bát hương
  • Sau khi lau dọn, tiến hành tỉa chân hương cho tới khi chân hương chỉ còn số lẻ
  • Hóa đốt chân hương được rút ra thành tro
  • Dùng khăn sạch để lau dọn tàn tro từ chân hương cũ rơi xuống
  • Dùng rượu gừng lau thêm 1 lần xung quanh bát hương

Bước 3: Hoàn thành lau dọn bát hương ngày Tết

  • Dùng khăn khô lau dọn toàn bộ tro bụi trên bàn thờ xuống
  • Lấy khăn sạch khác ngâm rượu lau lại toàn bộ bàn thờ, sau đó lại dùng khăn khô lau lại lần nữa
  • Đặt đồ thờ cúng đúng vị trí, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh Tổ tiên

Bàn thờ ngày Tết

Văn khấn lau dọn bàn thờ ngày Tết

Trong ngày Tết, việc lau dọn bàn thờ là một phần quan trọng của việc chuẩn bị cho lễ cúng. Trước khi lau dọn, gia chủ thắp nhang và cầu khấn tổ tiên thể hiện sự tôn kính, chu đáo. Tham khảo bài văn khấn lau dọn bàn thờ ngày Tết dưới đây:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm… , con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật! 

Văn khấn lau dọn bàn thờ ngày Tết

Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ trong ngày Tết 

Khi lau dọn bàn thờ, có một số lưu ý quan trọng sau đây:

  • Tôn trọng: Khi lau dọn bàn thờ, hãy luôn giữ sự tôn trọng và tôn kính với các đồ thờ tự.
  • Sạch sẽ: Bàn thờ cần được lau sạch sẽ đảm bảo sự linh thiêng và tôn kính.
  • Tránh xô đẩy: Tránh xô đẩy hoặc làm rơi các vật phẩm thờ cúng khi lau dọn.
  • Sử dụng vật liệu phù hợp: Sử dụng vật liệu lau dọn nhẹ nhàng, không gây hỏng hoặc làm mất đi tính linh thiêng của bàn thờ.
  • Thời gian: Tránh lau dọn bàn thờ vào những thời điểm không phù hợp như vào buổi tối.
  • Tâm trạng: Khi lau dọn bàn thờ, hãy giữ tâm trạng tĩnh lặng và tôn kính, tránh gây ra tiếng ồn hoặc không gian không yên tĩnh.

Những lưu ý trên giúp đảm bảo rằng việc lau dọn bàn thờ được thực hiện một cách tôn trọng và linh thiêng.

Tạm kết

Năm hết Tết đến, việc lau dọn bàn thờ gia tiên lại càng được chú trọng thực hiện kỹ càng. Không đơn giản chỉ là sự sạch sẽ, gọn gàng mà còn gửi gắm tâm nguyện, ước mong tổ tiên luôn phù hộ cho gia đình. Trên đây, The Chilling Home đã chia sẻ cách bao sái bàn thờ hay cách lau dọn bàn thờ ngày Tết đúng cách để tài lộc, may mắn quanh năm cho cả gia đình. Hy vọng thông tin sẽ hữu ích và chúc bạn năm mới bình an, hạnh phúc.

Trang chủ

Chat Tư vấn

Gọi điện

0

Giỏ hàng